ƯU ĐÃI VÀNG - FREESHIP TOÀN QUỐC TỪ 500K

Nguyên nhân và cách cải thiện khi bé bị chảy máu chân răng - Ausmart.vn

Thứ Bảy, 20/04/2024 9 phút đọc
Nội dung bài viết

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng

Bé bị lở miệng và chảy máu nướu tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến cha mẹ lo lắng vì trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc. Vậy bạn có biết nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục nó như thế nào không? Tìm hiểu thêm về tình trạng răng miệng này ở trẻ em trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến bé bị lở miệng và chảy máu nướu răng là gì?

Theo các bác sĩ, chảy máu nướu răng là một trong những triệu chứng của bệnh nhiệt miệng. Bé bị nhiệt miệng, chảy máu nướu răng, thường xuất hiện những vết loét nhỏ màu trắng ở môi, lưỡi, lợi,… Những vết loét này có hình bầu dục hoặc hình tròn, mức độ nhiều hay ít tùy thuộc vào từng bé. Điều đáng nói, một số vết loét trên nướu có thể khiến bé dễ chảy máu, nhất là khi mẹ cho bé ăn đồ mặn, cay nóng hay tình trạng thức ăn cọ xát với vết thương.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị nấm miệng là do sự hiện diện của vi khuẩn. Những vi khuẩn này khiến khoang miệng của bé bị viêm, sưng tấy, chảy máu và mủ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu nướu răng ở miệng trẻ bao gồm:

  • Bé không may cắn vào môi, lợi, lưỡi khiến niêm mạc bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút, nấm xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Trẻ không vệ sinh răng miệng cẩn thận, đánh răng mạnh khiến khoang miệng bị trầy xước dẫn đến viêm nhiễm, chảy máu nướu răng.
  • Do sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau,… dẫn đến tình trạng khô miệng, một trong những nguyên nhân gây viêm nướu, lợi.
  • Nếu thấy trẻ bị lở miệng, nổi mụn nước ở tay, chân hay nổi nốt đỏ, cha mẹ cần chú ý có thể bé mắc bệnh tay chân miệng, thủy đậu hoặc sởi.
  • Chảy máu nướu ở trẻ kéo dài có thể dẫn đến mất máu, thiếu máu, thậm chí dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu rất nguy hiểm.

Ngoài triệu chứng chảy máu nướu răng, bé bị nhiệt miệng có thể kèm theo các triệu chứng như đau rát trong miệng, sốt đột ngột, chán ăn, bỏ ăn, lở loét ở đầu lưỡi, thường xuyên li bì, nhăn nhó, khóc... Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp xử lý phù hợp nhất và chăm sóc con càng sớm càng tốt.

Trẻ bị tưa miệng chảy máu chân răng phải làm sao?

Lở miệng và chảy máu nướu răng ở trẻ tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và hấp thu dinh dưỡng của bé. Vì vậy, cha mẹ cần nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời. Một số biện pháp giúp đẩy lùi tình trạng miệng bé chảy máu nướu cho mẹ tham khảo bao gồm:Chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà bằng mẹo dân gian. Với những phương pháp này bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để khắc phục tình trạng lở miệng cho bé. Các phương pháp này an toàn, đơn giản, dễ thực hiện nên được nhiều phụ huynh tin tưởng.

Dưới đây là một số mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên an toàn để cha mẹ tham khảo:

  • Dùng nước củ cải để súc miệng: Củ cải là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C với nhiều thành phần giúp kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Đây đều là những nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi bệnh nhiệt miệng ở trẻ em. Dùng củ cải gọt vỏ, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt pha với 1 cốc nước lọc rồi cho bé súc miệng ngày 3 lần. Áp dụng cách này trong 2 ngày, các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng có thể được đẩy lùi hiệu quả.
  • Sử dụng rau ngót:Rau ngót là món ăn được nhiều người yêu thích, kể cả trẻ em. Loại rau này còn chứa hàm lượng vitamin C cao, chất kháng khuẩn nên có tác dụng giảm đau, hạ sốt và làm se niêm mạc miệng bé nhanh chóng. Cha mẹ có thể dùng vài nắm lá rau ngót rửa sạch, có thể ngâm với nước muối loãng để tăng hiệu quả làm sạch. Giã nát lá, lọc lấy nước cốt trộn với mật ong, dùng hỗn hợp này bôi lên vết thương bị nhiệt của em bé. Ngày bôi 2-3 lần, sau vài ngày tình trạng chảy máu nướu của bé sẽ được cải thiện.
  • Dùng nước cam, chanh: Một trong những nguyên nhân gây loét miệng là thiếu vitamin. Lúc này, cha mẹ cần bổ sung thêm các loại trái cây tươi, giàu vitamin A, B, C,… như cam, chanh để nâng cao sức đề kháng cho bé, giúp bé kháng viêm và rút ngắn thời gian hồi phục.
  • Uống bột sắn dây: Uống bột sắn dây là cách giúp trẻ thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Khi bé bị nhiệt miệng, cha mẹ có thể pha bột sắn dây với nước cho bé uống để giảm cảm giác đau rát trong miệng. Uống nước sắn dây từ 1-2 cốc/ngày để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
  • Dùng nước ép cà chua: Cho bé uống nước ép cà chua là một trong những cách tốt nhất giúp bé đẩy lùi nhiệt miệng. Phương pháp này còn cung cấp cho bé lượng vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho bé. Mỗi ngày, cha mẹ có thể cho bé uống 1-2 cốc nước ép để đẩy lùi bệnh nhiệt miệng.
  • Sử dụng mật ong: Theo các nghiên cứu, mật ong là nguyên liệu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm và giúp vết loét nhanh lành hơn. Do đó, khi bé bị nhiệt miệng, bạn có thể dùng mật ong chấm vào vết lở, ngày 1-2 lần sẽ giúp bé nhanh lành hơn. Lưu ý, với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ không nên dùng mật ong cho bé.
  • Khế chua: Sử dụng khế chua là một trong những phương pháp giúp đẩy lùi nhiệt miệng rất hiệu quả. Vì khế chứa nhiều thành phần có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Dùng khế có thể cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh. Dùng 2-3 quả khế chua, rửa sạch, ngâm nước muối rồi cắt miếng nhỏ, cho khế chua vào nồi nước đun sôi vài phút. Đợi nước nguội thì cho bé dùng nước này để súc miệng. Tiếp tục thực hiện trong vài ngày để có kết quả rõ rệt nhất.

Cách chăm sóc trẻ bị chảy máu nướu, loét miệng?

Trẻ bị loét miệng chảy máu nướu răng không chỉ cảm thấy đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày của trẻ. Ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, cha mẹ cũng cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé như sau:

  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Mẹ nên tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên pha nước muối sinh lý loãng cho bé để đảm bảo nước được pha đúng tỷ lệ, cho hiệu quả tốt nhất. Mỗi ngày mẹ cần cho bé súc miệng 3-4 lần để diệt khuẩn và giúp vết lở nhanh lành. Đối với trẻ từ 2-3 tuổi trở lên, cha mẹ có thể cho trẻ đánh răng thường xuyên. Cha mẹ nên cho trẻ đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em và bàn chải dành riêng cho trẻ em.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống: Khi bé bị đau miệng, chảy máu nướu, cha mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bé. Cha mẹ nên hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn dai, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, cha mẹ có thể nấu các món ăn mềm, lỏng như súp, cháo… để trẻ dễ ăn hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, ưu tiên các thực phẩm giàu sắt, vitamin C, B12 để bé mau lành bệnh.
  • Cho bé uống nhiều nước: Cho bé uống nhiều nước có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước khiến vết loét trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể còn giúp thanh nhiệt, giải độc và thoát nhiệt nhanh hơn. Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn. Bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể, giúp nâng cao sức đề kháng, từ đó giúp vết lở miệng nhanh lành hơn.

Bé bị lở miệng, chảy máu nướu răng có thể gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý, nếu thấy bé có những biểu hiện bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, việc đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng rất cần thiết giúp trẻ sớm hồi phục.

Có Nên Uống Kết Hợp Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Và Vitamin E?

Có Nên Uống Kết Hợp Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Và Vitamin E?

Thứ Bảy, 20/04/2024 7 phút đọc

Tinh dầu hoa anh thảo và vitamin E đều là những thực phẩm hàng đầu được các chị em phụ nữ sử dụng bởi nó mang... Đọc tiếp

Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Có Tác Dụng Gì?

Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Có Tác Dụng Gì?

Thứ Bảy, 20/04/2024 5 phút đọc

Tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng gì? Hiện nay tinh dầu hoa anh thảo được sử dụng rộng rãi và đặc biệt được ưa... Đọc tiếp

[Giải Đáp] Có bầu uống tinh dầu Hoa anh thảo được không?

[Giải Đáp] Có bầu uống tinh dầu Hoa anh thảo được không?

Thứ Bảy, 20/04/2024 5 phút đọc

Một số phụ nữ đang mang thai sử dụng các chất bổ sung hoa anh thảo như một cách tự nhiên để tăng tốc độ chuyển... Đọc tiếp

Có Nên Uống Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Kết Hợp Collagen?

Có Nên Uống Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Kết Hợp Collagen?

Thứ Bảy, 20/04/2024 6 phút đọc

Có nên uống tinh dầu hoa anh thảo kết hợp collagen? Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và sắc đẹp của... Đọc tiếp

Nội dung bài viết
Danh mục